098 816 96 38

Triệu chứng sỏi niệu quản điển hình bạn không nên bỏ qua

11/28/2019 5:44:33 PM

Triệu chứng sỏi niệu quản thể hiện rất đặc trưng ở các cơn đau quặn thận. Bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng, hông, đùi, bộ phận sinh dục, nước tiểu màu đục, có mủ, máu,…

Ngày nay, số người mắc bệnh đường tiết niệu ngày càng tăng cao. Trong đó, phải kể đến sỏi niệu quản. Tuy căn bệnh này không gây tử vong ngay lập tức nhưng lại có nguy hại rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Để nhận biết được căn bệnh này, các triệu chứng sỏi niệu quản cần đặc biệt lưu ý.

Để có thể khắc phục tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi không được khám kịp thời cần hiểu rõ về các triệu chứng sỏi niệu quản

Đặc điểm sỏi niệu quản.

Để nhận biết được triệu chứng sỏi niệu quản thì bạn cần hiểu rõ về đặc điểm của bệnh. Đây là dạng bệnh về đường tiết niệu. Sỏi niệu quản được hình thành bởi sỏi thận đi theo đường nước tiểu xuống niệu quản. Chúng thường cố định ở vị trí hẹp của niệu quản. Hoặc cũng có trường hợp sỏi niệu quản xuất phát từ sẹo của niệu quản hoặc bộ phận này bị chít hẹp. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ, có khi đau quặn thận.

Sỏi niệu quản có dạng bầu dục điển hình. Bề mặt sỏi không nhẵn mà sần sùi. Kích thước sỏi <1cm. Sỏi niệu quản có thể có 1 hoặc nhiều xếp kiểu chuỗi dọc thường đường niệu quản.

Triệu chứng sỏi niệu quản điển hình.

Sỏi từ đài thận, bể thận theo đường nước tiểu xuống niệu quản. Đôi khi sỏi tại vị trid đài và bể thận không gây nguy hiểm nhưng khi tới niệu quản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi vậy, khi người bệnh bị đau sỏi niệu quản luôn cần phải đi cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân có thể gặp cơn đau quặn, thậm chí là ngất đi. Các triệu chứng điển hình của sỏi niệu quản như sau:

Triệu chứng điển hình của sỏi niệu quản là các cơn đau quặn thận

Đau quặn thận

Đau quặn thận là triệu chứng đặc trưng của sỏi niệu quản. Thậm chí cơn đau này không chỉ xảy ra ở vùng thắt lưng mà còn lan tới các vùng lân cận: hông, đùi và bộ phận sinh dục.

Người bệnh mỗi khi hoạt động quá mạnh hoặc thay đổi tư thế bất ngờ sẽ chịu cơn đau quặn thận. Các cơn đau này tựa như "trời giáng" khiến bệnh nhân quằn quại.

Đối với nam giới, sỏi thường ở vị trí 1/3 của niệu quản. Vì vậy, các đáng mày râu thường bị đau dọc xuống tinh hoàn cùng bên với sỏi. Thậm chí, cơn đau quặn này còn di chuyển xuống vùng hố chậu nếu sỏi nằm ở 1/3 niệu quản giữa. Còn khi vị trí sỏi ở 1/3 niệu quản dưới thì người bệnh sẽ có cảm giác đơn ở bìu. Một số người cơn đau chỉ vài chục phút. Nhưng một số bệnh nhân lại đau liên tục hàng giờ liền.

Tiểu buốt

Người bị sỏi niệu quản thường bị buốt khi đi tiểu. Thường những viên sỏi ở niệu quản sần sùi, cọ sát làm tổn thương niệu quản. Hơn nữa, chúng còn cản trở việc di chuyển của nước tiểu. Bởi vậy người bệnh thường có cảm giác đau và buốt khi đi tiểu. Thậm chí nước tiểu còn có màu hồng hoặc đỏ.

Tiểu rắt, hoặc khó đi tiểu

Bệnh nhân luôn có cảm giác muốn đi tiểu. Mỗi lần đi nước tiểu ra ít. Nhiều trường hợp còn gặp khó khăn khi đi tiểu. Do đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị sa sút nghiêm trọng.

Tiểu ra máu, nước tiểu đục, có mủ

Những viên sỏi niệu quản thường gồ ghề gây tổn thương đến niệu quản. Từ đó, niệu quản bị chảy máu khiến cho màu nước tiểu hồng hoặc có máu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Triệu chứng điển hình của nước tiểu là có váng, mùi hôi vô cùng khó chịu.

Một vài trường hợp, nước tiểu còn xuất hiện mủ. Điều này chứng tỏ người bệnh đã bị nhiễm trùng thận ngược chiều. Từ đây, chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể rơi vào tình cảnh nhiễm trùng huyết hoặc nhanh nhiễm trùng.

Người bị sỏi niệu quản nặng sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa

Buồn nôn, nôn mửa

Triệu chứng đi kèm của sỏi niệu quản chính là hiện tượng buồn nôn và nôn mửa. Do sỏi to nên chèn và gây áp lực lên dây thần kinh liên kết đường tiêu hóa. Từ đó, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Đôi khi bạn sẽ thấy chướng bụng, thậm chí là bí tiểu trung đại tiện. Nếu kéo dài không được chữa trị sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng ngược lên thận.

Sốt cao, ớn lạnh

Khi người bệnh bị nhiễm trùng thận, niệu quản,… sẽ tạo nên phản xạ sốt. Bệnh nhân có thể sốt cao, ớn lạnh. Bởi vậy, khi bị sỏi niệu quản, bạn không nên chủ quan mà cần điều trị dứt điểm.

Triệu chứng sỏi niệu quản như thế nào thì cần đi bác sĩ ngay?

Trong rất nhiều trường hợp, bệnh nhân không thể trì hoãn việc đi khám khi có biểu hiện của sỏi niệu quản. Đặc biệt đối với cơn đau quặn niệu quản. Ở nước ngoài nếu lâm vào tình huống này, người bệnh sẽ được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Khi có dấu hiệu cơn đau không giảm mặc dù đổi tư thế, bí tiểu, nước tiểu có mủ,… thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo dưới đây cũng cần phải đi gặp bác sĩ:

  • Cơn đau không dừng lại dù đã đổi nhiều tư thế
  • Cơ thể bị sốt cao, ớn lạnh, rùng mình.
  • Người bệnh bị nôn mửa, buồn nôn.
  • Nước tiểu đục có mủ, màu hồng hoặc máu.
  • Người bệnh bị bí tiểu. Nếu kéo dài, nước tiểu không được thoát ra ngoài sẽ gây ứ nước tại thận, giãn đài bể thận. Từ đó, thận bị hỏng chức năng nghiêm trọng.

Các biến chứng của sỏi niệu quản: suy thận, suy thận cấp,… rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu nào như trên.

Triệu chứng sỏi niệu quản đặc trưng là các cơn đau quặn thận. Thông thường để đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm: chụp X-quang, siêu âm ổ bụng,… Vì vậy, bạn không nên chủ quan trong mọi tình huống mà nên đi khám ngay khi có các triệu chứng của sỏi niệu quản


Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô dưới đây
Triệu chứng sỏi niệu quản điển hình bạn không nên bỏ qua

TIN LIÊN QUAN